Bồn tự hoại dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã trở nên quen thuộc và đang dần chiếm ưu thế nhờ những đặc điểm vượt trội hơn so với bể phốt truyền thống. Cụ thể bồn tự hoại là gì, nguyên lý hoạt động ra sao…? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ NANOSI.
-
Bồn tự hoại là gì?
Bồn tự hoại có công dụng tương tự như bể phốt, vốn là nơi chứa, xử lý các chất thải vô cơ như phân, nước thiểu,… cũng như các chất thải hữu cơ khác sản sinh ra từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người trước khi được thải ra môi trường.
Các tên gọi khác của thiết bị này có thể kể đến như bể tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu …
Thiết kế của loại bồn này không quá phức tạp nếu không muốn nói là rất đơn giản khi chỉ là 1 thùng hình trụ tròn, kín và có chứa nước. Cấu tạo bên trong của bồn sẽ gồm: khu chứa, quả lọc, ngăn lọc,… Bên cạnh đó, bể tự hoại sẽ có một đường ống nhận nước thải dẫn vào và một đường ống xả nước thải ra, tạo nên hệ thống xử lý nước thải tại chỗ hiệu quả.
Về vị trí lắp đặt, để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho bể tự hoại hoạt động, thiết bị này thường được lắp đặt dưới lòng đất, cách xa căn nhà. Song, trong xã hội hiện đại, không phải căn nhà nào cũng có khu đất rộng rãi cho việc này nên bạn hoàn toàn có thể lắp đặt sâu bên dưới nền nhà.
Hiểu một cách đơn giản, bồn tự hoại được sử dụng để xử lý nước thải nhờ quá trình phân hủy sinh học và thoát nước. Trước khi được xả ra môi trường, nước thải sẽ được xử lý hoàn toàn thành nước sạch, đảm bảo không gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước xung quanh.
2. Quy trình hoạt động ra sao?
Về nguyên lý hoạt động, các loại bồn tự hoại thông minh sẽ có thể xử lý các chất rắn nổi, chất hữu cơ và chất thải riêng biệt.
Theo đó, ống dẫn vào sẽ vận chuyển các chất thải từ được gom từ các nguồn thải trong nhà vào bể tự hoại.
Đặc biệt, các chất thải rắn và lỏng sẽ được tách rời. Chất thải lỏng sẽ được xử lý trong bồn tự hoại rồi theo ống dẫn ra chảy ra ngoài môi trường.
Chất thải sau khi thu gom vào bên trong bồn sẽ được phân thành 3 lớp:
- Lớp đầu tiên gồm các chất thải thô, rắn không thoát ra được sẽ được “giữ” lại nhờ các quả lọc, tiếp tục phân hủy cho tới khi xử lý hoàn toàn trong vòng 24h – 36h.
- Lớp thứ 2 là nước thải và sẽ được thải ra bên ngoài
- Lớp dưới cùng là cặn canxi và không thể tự thải ra ngoài. Do đó, bạn cần tiến hành bảo trì định kỳ để loại bỏ lớp cặn đó.
Quy trình hoạt động của bồn tự hoại gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Các loại nước thải từ nhà bếp, nhà vệ sinh,… chảy vào vào bồn theo đường ống chính.
- Bước 2: Nước thải được giữ lại trong bồn và cần một thời gian đủ để xử lý. Theo đó, chất thải rắn lắng xuống đáy và dầu, mỡ sẽ nổi lên trên.
- Bước 3: Nước thải sẽ thoát ra bên ngoài theo đường ống dẫn ra.
Sau quy trình trên, nước thải cuối cùng có thể theo đường ống xả ra khu vực mương, rãnh. Hoặc, có thể được thẩm thấu qua đất, được xử lý và phân tán và thải ra nước ngầm. Trong giai đoạn này, vi khuẩn coliform có hại sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên.
3. Bồn tự hoại có “tuổi thọ” cao không?
Hiên nay, các sản phẩm bồn tự hoại trên thị trường đang có tuổi thọ trung bình khoảng 50 năm. Riêng với sản phẩm bồn tự hoại NANOSI đến từ Công ty Cổ phần Quốc tế Toàn Mỹ, sẽ đều được bảo hành lên đến 60 năm.
Với thiết kế ưu việt, chất liệu cao cấp, độ bền vượt trội, bồn tự hoại NANOSI là lựa chọn tốt nhất để phục vụ nhu cầu chứa, xử lý chất thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường của các gia đình hiện nay.
Để được tư vấn thông tin chi tiết về sản phẩm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Quốc tế Toàn Mỹ
SĐT: 024.6281 5891 – 0968 706 888
Email: [email protected]
Website: https://nanosi.com.vn/